• *Nội dung chính*

  • cam_hoa
  • Bài viết mới

  • Lượt truy cập

    Get free counter at Cgi2yoU.com Bộ đếm Web miễn phí

chủ đề 2. VIỆT NAM TỪ 1930 ĐẾN 1936

A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN

 1/ Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.

– Kinh tế: khủng hoảng từ nông nghiệp, gạo sụt giá =>R.đất bỏ hoang. Công nghiệp trì trễ, xuất khẩu đình đốn => Khan hiếm hàng, giá đắt.

– XH: nạn đói, công nhân, công chức bị sa thải, thợ thủ công mất việc, nông dân bị sưu cao thuế năng, nhà buôn đóng cửa, TSDT bị chèn ép,.. => DTVN >< TD Pháp; nông dân >< địa chủ gay gắt.

2/ Phong trào cách mạng 1930 – 1931

– Nguyên nhân

+ Ách áp bức bóc lột của TD Pháp và tay sai => đời sống hầu hết các giai cấp, tầng lớp vô cùng cực khổ (trừ đại địa chủ và TSMB).

+ Thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái => Pháp thực hiện khủng bố trắng.

+ ĐCSVN ra đời kịp thời lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

– Diễn biến:

+ Từ tháng 2 đến 4/1930, PTCN và phong trào nông dân (PTND) nổ ra mạnh mẽ.

+ Từ 1/5/1930 trở đi, công – nông sát cánh bên nhau đấu tranh biểu dương lực lưọng của mình.

+ Trong các tháng 6,7,8, đặc biệt 9/1930 phong trào phảttiển lên thành cao trào mà đỉnh cao là ở Nghệ – Tĩnh, quần chúng đã đấu tranh lật đổ chính quyền ĐQ và tay sai ở nhiều xã, huyện thuộc 2 tỉnh Nghệ – Tĩnh, dưới sự lãnh đạo của đảng bộ nhân dân đã xây dựng được chính quyền Xô viết thực hiện chức năng của một chính quyền cách mạng :

(*Các chính sách :

-Chính trị, quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng. tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và TAND được thành lập.

-Kinh tế: chia R. đất cho dân, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ,..; xoá nợ cho người nghèo; lập các tổ chức nông dân giúp đỡ nhau sản xuất

-Vh –Xh: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, xoá bỏ các tệ nạn xã hội, bài trừ mê tín dĩ đoan; trật tự an ninh được giữ vững,…).

+ Giữa năm 1931, phong trào tạm lắng xuống do sự đàn áp dã man và thủ đoạn chính trị của TD Pháp.

– Ý nghĩa, bài học

+ Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của Đảng.

+ Hình thành khối liên minh công nông.

+ Đảng trở thành phân bộ độc lập, trực thuộc QTCS.

+ Là cuộc tập dượt lần đầu tiên.

+ Để lại nhiều  bài học kinh nghiệm về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận thống nhất, về tổ chức, lãnh đạo quần chúng.

3/ Hội nghị BCHTW lâm thời 10/1930

– Nội dung HN

+ Thống nhất đổi tên ĐCSVN thành ĐCSĐD.

+ Thông qua luận cương chính trị của Đảng do Trần Phú soạn thảo

+ Bầu BCHTW Đảng chính thức – đ/c Trần Phú làm Tổng Bí thư thứ nhất TW Đảng.

– Nội dung Luận cương chính trị:

+ Đường lối chiến lược: cách mạng tư sản dân quyền, tiến lên con đường XHCN, bỏ qua thời kì TBCN.

+ Nhiệm vụ: đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc, hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau.

+ Lực lượng : công – nông

+ Lãnh đạo: Đảng cộng sản Đông Dương

+ Nêu rõ hình thức và PP đấu tranh, mqh giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới.

– Hạn chế: Luận cương chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của XH Đông Dương, không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng R. đất; đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp TTS, khả năng chống ĐQ và PK ở mức độ nhất định của TSDT, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận thống nhất chống đế quốc và tay sai. Những hạn chế trên được Đảng ta từng bước khắc phục trong các hội nghị sau.

 

4/ Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng

– Sau khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Pháp tăng cường khủng bố đã làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Cùng với việc khủng bố, những thủ đoạn mị dân, lừa bịp cũng được Pháp lợi dụng triệt để.

– Trong hoàn cảnh đó, những người cộng sản vẫn kiên trì đấu tranh:

+ Trong tù, đảng viên và những chiến sĩ yêu nước kiên trì bảo vệ lập trường quan điểm cách mạng của Đảng.

+ Ở bên ngoài, năm 1932, Lê Hồng Phong cùng với một số đồng chí nhận chỉ thị của Quốc tế cộng sản tổ chức ban lãnh đạo Trung ương của Đảng. Ban lãnh đạo Hải ngoại được thành lập (1934). Cuối 1934 – đầu 1935, các xứ uỷ Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì được thành lập.

=> Đầu 1935, tổ chức Đảng và phong trào quần chúng đã được phục hồi.

5/ Đại hội lần thứ nhất của ĐCS Đông Dương 3/1935

– Từ 27 =>31/3/1935, ĐH1 của Đảng họp tại Ma Cao, do Lê Hồng Phong chủ trì.

– Nội dung:

+ Nhiệm vụ: củng cố, phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc.

+ Thông qua NQ, Điều lệ Đảng

+ Bầu BCHTW, Lê Hồng Phong làm TBT

– Ý nghĩa: Đánh dấu Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ TƯ =>ĐP và các tổ chức quần chúng.

Bình luận về bài viết này